Điểm danh các loại bằng lái xe ô tô thông dụng tại Việt Nam

Hiện nay, thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải đã có những quy định rất rõ ràng về các loại bằng lái xe ô tô được lưu hành đường bộ. Những loại bằng lái sẽ tương ứng với loại phương tiện điều khiển nhất định.

Đối với phương tiện ô tô, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam đã có quy định về 7 loại bằng lái dành cho xe ô tô. Mỗi loại bằng lái đều có những quy định riêng, yêu cầu chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ để được tham gia lưu thông đường bộ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết của công ty Thu mua xe ô tô cũ – Dana365 Auto để có sự lựa chọn hợp lý nhé.

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Các loại bằng lái xe ô tô - Bằng B1
Các loại bằng lái xe ô tô – Bằng B1

Hạng B1 được chia làm hai loại là B1 số tự động và B1. Trong đó:

  • B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe. Bằng lái này cho phép điều khiển các loại xe ô tô số tự động chở đến 9 người (đã tính người lái xe), các loại ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3.500 kg.
  • B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe. Bằng lái này cho phép điều khiển các loại xe ô tô chở đến 9 người (đã bao gồm chỗ người lái xe), ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3.500 kg, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3.500 kg.
Tham Khảo  Sinh Năm 1981 Mua Xe Ô Tô Màu Gì? Chọn Màu Xe Hợp Phong Thủy

Bằng lái xe B1 sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Bằng lái xe hạng B2

Hạng B2 là một trong các loại bằng lái xe ô tô dành cho các xe từ 4 đến 9 chỗ (đã bao gồm vị trí người lái xe) có trọng tải <3,5 tấn trở xuống. Người sở hữu bằng lái B2 cũng được phép điều khiển các loại phương tiện nằm ở bằng B1. Hạng bằng lái xe B2 có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ lúc nhận bằng.

Bằng lái xe hạng C

Hạng C là bằng lái ô tô được cấp cho người điều khiển các loại ô tô tải có trọng lượng từ 3.500 kg trở lên đến giới hạn mà xe cho phép. Loại bằng lái này phù hợp sử dụng cho các loại ô tô chuyên dụng, đồng thời được điều khiển các loại phương tiện nằm trong bằng B1 và B2. Thời hạn sử dụng bằng C là 5 năm kể từ ngày nhận bằng.

Bằng lái xe hạng D

Bằng lái xe hạng D được cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của lái xe). Loại bằng lái này yêu cầu người điều khiển phải trên 24 tuổi, có ít nhất 5 năm hành nghề lái xe, 100.000 km lái xe an toàn và có bằng lái hạng B2 hoặc C.

Tham khảo thêm: Cập nhật những quy định mới nhất về thủ tục sang tên xe ô tô

Bằng lái xe hạng E

Hạng E là một trong các loại bằng lái xe ô tô dành cho người điều khiển phương tiện 30 chỗ ngồi. Người sở hữu bằng lái này cần phải đủ 24 tuổi trở lên, ít nhất 5 năm lái xe, có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Tham Khảo  Chi phí nuôi xe Mercedes hàng tháng là bao nhiêu?

Ngoài ra, nếu người điều khiển có các bằng lái hạng B2 đến C, C lên D, D lên E, các hạng B2, C, D, E lên hạng F, hạng D, E lên FC thì cần phải có thời gian hành nghề 3 năm trở lên và > 50.000 km lái xe an toàn. Hoặc người sở hữu bằng lái hạng B2 lên D, C lên E cần phải có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn.

Bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe hạng F được cấp cho người điều khiển phương tiện là các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, ô tô khách nối toa hay sơ mi rơ moóc. Các loại phương tiện được phép điều khiển được quy định rõ như sau:

  • Hạng FB2: Các loại xe hạng B2 kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FC: Các loại xe hạng C kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FD: Các loại xe hạng D kéo theo rơ moóc.
  • Hạng FE: Các loại xe hạng E kéo theo rơ moóc.

Bạn đọc vừa tìm hiểu qua bài viết các loại bằng lái xe ô tô. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ thu mua xe cũ, tiêu chí thu mua xe ô tô cũ thì hãy bình luận ngay bên dưới để được Dana365 Auto hỗ trợ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *